Trang chủ » Cách phân biệt các loại gỗ ứng dụng trong nội thất

Cách phân biệt các loại gỗ ứng dụng trong nội thất

Nội thất bằng gỗ không chỉ tạo nên sự sang trọng, quý phái mà còn sở hữu giá trị sử dụng lâu dài, có thể tồn tại đến hàng trăm năm. Tuy nhiên gỗ lại rất đa dạng và phong phú về nhiều thể loại nên đây là vấn đề khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi đau đầu khi chọn lựa chất liệu cho đồ nội thất trong nhà mình. Nhà đẹp Kiến An sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết một số đặc điểm của các loại gỗ ứng dụng trong nội thất rất phổ biến hiện nay.

Các loại gỗ ứng dụng trong nội thất

Gỗ – nguyên liệu sản xuất đồ nội thất được ứng dụng số 1 hiện nay

Trên thị trường hiện nay, đồ nội thất bằng gỗ được sản xuất từ 2 nguồn gỗ, đó là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Mỗi loại gỗ đều có đặc điểm và chức năng khác nhau. 

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khu rừng tự nhiên hay từ rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc. Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác. 

  • Gỗ xoan đào

Gỗ xoan đào  cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào. Gỗ này chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt. Chống được mối mọt, ít bị cong vênh, nứt nẻ. 

gỗ xoan đào

Gỗ xoan đào

  • Gỗ thông

Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều. Không tốt khi đóng đồ nội thất.

 gỗ thông trắng

 Gỗ thông trắng 

 

  • Gỗ tếch (Teak)

Thuộc nhóm gỗ quý có giá trị kinh tế cao, kết cấu tốt, vân đẹp, thớ gỗ to nhưng không mịn, không cong vênh, nứt nẻ. Gỗ có nhiều tinh dầu nên chống được mối mọt, nấm mốc. Gỗ có màu vàng sẫm hoặc vàng ngả nâu, rất dẻo dai, uốn cong dễ dàng, chịu lực tốt, dễ vệ sinh.

Gỗ tếch 

 

  • Gỗ táu 

Loại gỗ này rất cứng, thớ nhỏ, mịn, lúc tươi có màu nâu nhạt, để lâu ngày sẽ có màu xám đen, vân gỗ đẹp, có tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, gỗ tàu có hương thơm tự nhiên nhẹ nhàng, có khả năng chống mối mọt, ít bị cong vênh, càng sử dụng lâu sẽ càng bóng, đẹp.

gỗ táu

Gỗ táu

 

  • Gỗ tần bì

Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng. Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều. Tần bì là loại gỗ phổ biến nhất hiện nay, được sử nhiều trong nội thất, cho cả đồ gỗ bình dân và cao cấp.

gỗ tần bì

Gỗ tần bì

 

  • Gỗ sồi 

Là gỗ đa phần là các cây lá kim, thớ nhẹ nhưng cứng chắc và chịu lực nén tốt. Thớ có những đường vân uốn lượn rất trang nhã, tâm gỗ có xác xuất kháng sâu, được tẩm chất bảo quản và rất được ưa thích ở Châu Âu. 

gỗ sồi

Gỗ sồi

 

  • Gỗ hương

Gỗ hương là loại gỗ quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ hương là rất cứng, rắn, chắc. 

gỗ hương

Gỗ hương

Một cách nữa thường dùng để nhận biết gỗ hương là ngâm vào nước, vì khi ngâm gỗ hương vào nước thì nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng trong sang màu xanh nước chè.

 

  • Gỗ mun

Gỗ mun là loại gỗ hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam có màu đen được khai thác từ loại cây mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng đều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ.

Gỗ mun

 

  • Gỗ gụ

Gỗ gụ là loại gỗ tốt được xếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, gỗ gụ có màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp.

Gỗ gụ

 

  •  Gỗ sưa

Gỗ sưa hay còn gọi là trắc thối (quả có mùi thối), huê mộc vàng, huỳnh đàn. Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ, sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm, là vật liệu cho nội thất gỗ quý.

gỗ sưa

Gỗ sưa

Còn 1 số gỗ tự nhiên rất được ưa chuộng trong nội thất, như gỗ óc chó, gỗ pơ mu, gỗ sa mu, gỗ chò chỉ, gỗ lim, muồng đen, gỗ lũa, gỗ đỏ, gỗ căm xe, gỗ gõ đỏ, gỗ kim giao… Để biết thêm chi tiết về các loại gỗ, quý khách có thể liên hệ hotline Kiến An để được tư vấn trực tiếp.

Gỗ công nghiệp là một trong các loại gỗ ứng dụng trong nội thất được ưa chuộng

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

 

  • Gỗ veneer

Đây là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm. Các tấm veneer thường có độ dày không quá 3mm (khoảng 1/8 inch). Veneer xuất hiện nhiều trong nội thất gia đình (bàn ghế, tủ bếp, giường, kệ trang trí,…), nội thất xe hơi, nhạc cụ bằng gỗ như ghita, violin, piano,…

Từ miếng gỗ rất dày, người ta bào thành những tấm veneer mỏng, dễ dàng dán vào nhiều bề mặt, từ đó tạo nên gỗ veneer

Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các sản phẩm nội thất gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên. Bởi vì gỗ veneer có cấu tạo từ cốt gỗ công nghiệp được phủ bề mặt bằng lát gỗ tự nhiên – veneer.

Do vậy, khái niệm veneer và gỗ veneer không phải là một. Chính vì được phủ bằng một lớp veneer, nên nhìn bề ngoài bạn sẽ không thấy được điểm khác biệt giữa gỗ veneer và gỗ tự nhiên.

 

  • Gỗ pallet

Gỗ Pallet là những tấm gỗ đóng bằng thanh gỗ, thanh nan trên – giữa – dưới, cây đố khuyết hoặc thẳng thường gọi là gỗ pallet. Các thanh gỗ liên kết chặt chẽ tạo nên kết cấu bền vững, bề mặt phẳng thuận lợi cho di chuyển, vận chuyển hàng hóa.

Người ta sử dụng gỗ Pallet như một chiếc kệ kê hàng hóa và được sử dụng nhiều trong các nhà kho nhà máy. Tuy nhiên hiện nay gỗ Pallet được nhiều người sử dụng trong thiết kế và trang trí nội thất, trông mộc mạc, đơn sơ nhưng cũng rất độc đáo và dễ thương.

gỗ pallet

Những thanh gỗ pallet bằng gỗ thông được ghép lại với nhau (ảnh internet)

 

  • Gỗ MFC

Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được chế tạo chủ yếu từ những loại gỗ trồng rừng có thời gian sinh trưởng ngắn như cao su, bạch đàn, keo. Công đoạn sản xuất và khai thác của những loại gỗ công nghiệp này thường được đưa về nhà máy để băm nhỏ và tạo thành các dăm gỗ, sau đó người ta sẽ sử dụng các chất kết dính bằng keo để tạo đồ dày cho gỗ dưới áp suất lớn. 

Gỗ MFC

Gỗ MFC 

Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được nhiều người tin dùng và được chế tạo làm các đồ nội thất như giường, tủ, kệ đựng, bàn trang điểm, bàn tại các trường học, bàn hội nghị.

 

  • Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh (hay còn gọi là gỗ ghép) là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ lại với nhau thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ vào các loại keo chuyên dụng. Vì được ghép lại từ các thanh gỗ tự nhiên nên gỗ ghép mang vẻ đẹp bắt mắt, khả năng chống thấm và chống ẩm chịu, lực tốt hơn gỗ công nghiệp.

gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh

Hiện gỗ ghép được sử dụng rất phổ biến trong ngành sản xuất nội thất. Hầu như chúng ta có thể bắt gặp các sản phẩm làm từ gỗ ghép bất cứ lúc nào như tủ quần áo, giường ngủ, kệ tivi, bàn ghế làm việc, bàn ghế café …

Trên đây là cách phân biệt các loại gỗ được ứng dụng trong nội thất thông qua các đặc điểm, tính ứng dụng của chúng. Nhà đẹp Kiến An hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các loại gỗ này, cũng như có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn đồ gỗ phù hợp để trang trí cho nội thất trong ngôi nhà thân yêu của mình.

Đừng quên đồng hành cùng Nhà đẹp Kiến An thông qua website https://nhadepkienan.com/ để cập nhật những kiến thức bổ ích nhất về thiết kế nội thất độc đáo khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *