Hiện nay khi xã hội phát triển thì thiết kế nội thất phòng thờ cần được chú trọng trong căn nhà. Mọi không gian trong căn nhà đều cần có sự tư vấn thiết kế từ chuyên gia để giàu tính thẩm mỹ và hợp phong thủy nhất. Trong đó, không gian thờ là nơi được chú trọng vì nơi đó vừa thể hiện tín ngưỡng vừa thể hiện lòng thành kính của gia chủ với ông bà tổ tiên.
Lí do thiết kế nội thất phòng thờ
Người dân Việt Nam luôn coi trọng thờ cúng, tôn kính với tổ tiên, coi trọng các giá trị tâm linh nên trong nhà ai cũng có ít nhất một khu vực riêng để đặt bàn thờ. Hình ảnh của không gian thờ phản ảnh mức độ quan tâm của gia chủ đối với đời sống tâm linh đến đâu. Không gian thờ có thể trang trí sang trọng, xa xỉ hay không tùy theo điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta có thể đánh giá được dựa trên sự bài trí các đồ vật, sự chỉnh chu từ những chi tiết nhỏ nhất hơn là những giá trị về vật chất.
Màu sắc và chất liệu trong thiết kế nội thất phòng thờ
Không gian thờ tự là chốn linh thiêng cần sự yên tĩnh, trang trọng. Vì thế màu sắc chất liệu có xu hướng theo tông màu trầm.
Thông thường ban thờ thường được làm bằng gỗ có độ bền cao, và có giá trị thẩm mỹ. Đây được coi là nguyên liệu hoàn hảo trong thiết kế nội thất phòng thờ. Trên thị trường có rất nhiều loại gỗ phù hợp để làm ban thờ như gỗ tự nhiên, gỗ óc chó, gỗ sồi cao cấp, gỗ lim…
Các chi tiết trang trí trên ban thờ hay tủ thờ thường được chạm khắc cầu kì, đa dạng bởi sự tỉ mỉ và tinh tế của người nghệ nhân. Các họa tiết thường được cham j khắc là rồng phượng, hoa sen, các mẫu chữ hán, hoành phi, câu đối….
Ngoài ra, gia chủ có thể trang trí bằng cách treo một số tranh giấy dừa tượng phật, tranh trúc chỉ Mandala… hiện đang là xu hướng mới trong trang trí không gian thờ.
Vị trí thiết kế phòng thờ
Trước đây, kiến trúc nhà cửa chung của người Việt là các căn nhà trệt có nhiều gian, thường từ 3 đến 5 gian. Phòng thờ có thể được đặt ngay gian trung tâm, đồng thời là nơi tiếp khách, gắn liền luôn với những sinh hoạt thường ngày, không gian chung của cả gia đình chứ không tách biệt ra.
Hiện tại, nhiều căn nhà theo kiểu kiến trúc mới đa dạng hơn ra đời, các chủ nhà đa phần chọn tách biệt riêng phòng thờ ra khỏi tất cả các hoạt động chung khác. Cách này có ưu điểm là bảo đảm được sự yên tĩnh, trang nghiêm cho phòng thờ, thuận tiện thắp hương, hóa vàng… cho những ngày lễ tết, ngày đặc biệt. Thường với nhà có nhiều tầng thì ban thờ sẽ nằm trên tầng trên cùng sát tầng áp mái. Với nhà có 1 tầng thì ban thờ thường được đặt ở phòng khách do không gian sinh hoạt khá nhỏ do đó gia chủ không thể bố trí không gian riêng cho việc thờ cúng.


Bố trí bàn thờ như thế nào mới đúng?
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để làm nhà lầu rồi đặt phòng thờ cao nhất, khu vực sân thượng để hóa vàng và nhang khói thuận lợi. Với các căn nhà cấp 4, diện tích lại không được rộng rãi quá thì có thể bố trí phòng thờ ngay trong phòng khách hoặc một không gian nhỏ ở bên cạnh. Như vậy thì tiện hơn cho người già hay thắp hương, mà có người trẻ qua lại thường xuyên nên không gian thờ cúng cũng không lạnh lẽo. Lưu ý các điểm quan trọng sau khi bố trí không gian thờ cúng:
- Không gian thờ thường kiêng kị những nơi ô uế và tạp niệm như nhà vệ sinh, cửa ra vào, phòng ngủ, hướng ngược với hướng nhà… Đây là những nơi con người thường xuyên sử dụng do đó làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của ban thờ.
- Hướng ban thờ cần phù hợp với mệnh của chủ nhà. Gia chủ cần xem mệnh để nhận định được hướng quay ban thờ phù hợp để tránh trong nhà bị bệnh tật, tai ách, công việc không suôn sẻ thuận lợi.
- Gia chủ cần chú ý đến những yếu tố tự nhiên trong không gian thờ. Cụ thể là, ánh sáng được chiếu hài hòa, có thể kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn.
- Khu vực thờ phải luôn được thông thoáng, cạnh quạt hút, sân sau, cửa sổ luôn mở mỗi khi nhang khói để không bị tụ khói lại. Không khí được lưu thông liên tục. Vì ban thờ kiêng kị để nơi tối tăm, bụi bẩn và tù túng.
- Hạn chế đặt nơi đón gió, gió lớn có thể làm động đến bát hương.
- Bàn thờ không được đặt đối diện với cửa chính làm gió lùa vào, người thắp hương sẽ khó tập trung và có cảm giác bất an khi khấn vái.
- Khu vực thờ cần được thiết kế tối giản, yên tĩnh. Có thể đặt một bộ bàn ghế, đồ nội thất cũng nên có tông màu trầm, chất liệu gỗ là tốt nhất. Nếu treo tranh ảnh thì phải treo đủ bộ và có ý nghĩa trang trọng.
- Luôn giữ khu vực thờ cúng sạch sẽ. gọn gàng.
- Gia chủ có thể trang trí ban thờ bằng những loại hoa tươi để làm cho ban thờ thêm màu sắc và không bị đơn điệu. Các loài hoa thường được bày trên ban thờ là hoa cúc vàng, hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa hồng đỏ, hoa huệ trắng, hoa đồng tiền, hoa tuy lip, hoa đào, hoa thủy tiên…
Thờ cúng có ý nghĩa biết ơn tổ tiên, ông bà và mang lại những giá trị tâm linh may mắn, hạnh phúc, phù hộ gia đình bình an. Nên chú tâm vào việc bố trí sao cho phù hợp nhất, trang trọng nhất. Trên đây là một vài chia sẻ về trang trí nội thất phòng thờ. Hi vọng các bạn có thể làm cho không gian thờ nhà mình ngày một thẩm mỹ và giá trị hơn nữa!